Chiến lược kinh doanh – Phần mở đầu: Làm thế nào để gia nhập ngành thành công?

Lượt xem: 8

Việc gia nhập ngành mới hay mở rộng kinh doanh tuy có thể gây rủi ro lớn cho một doanh nghiệp. Nó mang lại rất nhiều những thách thức và đối thủ cạnh tranh mới, nhưng với những nghiên cứu sâu sắc về ngành và chiến lược phát triển thị trường phù hợp, việc thâm nhập ngành thành công có thể giúp doanh nghiệp của bạn có được chỗ đứng trên thị trường, được biết đến nhiều hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Rào cản khi gia nhập nhành

Bạn có sản phẩm tốt, bạn muốn đưa sản phẩm của mình vào các thị trường mới, nơi bạn có thể phát triển. Tuy nhiên, sự tự tin đi kèm những rào cản của ngành thường khiến các nhà quản trị bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn đối với việc thâm nhập thị trường mới, dẫn đến thất bại. Chìa khóa để tránh những rủi ro mất mát này là: xác định những vấn đề thường góp phần vào sự thất bại trong việc gia nhập ngành và có các chiến lược rõ ràng để bảo vệ sự thành công công ty của bạn khỏi chúng.

Rào cản khi gia nhập nhành
Rào cản khi gia nhập nhành

Rào cản gia nhập là những yếu tố ngăn cản một công ty tham gia thành công vào một thị trường cụ thể. Các yếu tố liên quan đến rào cản gia nhập khách quan, có thể xuất hiện ngay từ những bước đầu tiên của lộ trình kinh doanh, chẳng hạn như những nghiên cứu mơ hồ về môi trường kinh doanh, hay rào cản chủ quan bắt đầu diễn ra ở những bước lập kế hoạch và thực thi. Ví dụ như các chiến lược kinh doanh sai lệch: định vị sai, các chiến lược tiếp thị không đúng đối tượng hay các phương pháp triển khai không chính xác…).

Làm thế nào để định hướng chiến lược gia nhập ngành nhanh chóng và có kết quả tốt?

Định hướng chiến lược gia nhập ngành nhanh chóng
Định hướng chiến lược gia nhập ngành nhanh chóng

Giống như bất kỳ điều gì khác trong cuộc sống hoặc trong kinh doanh, bạn phải dành thời gian nếu bạn đang muốn gặt hái những lợi ích. Đừng tập trung vào kết quả ngắn hạn của công việc của bạn mà thực hiện quá sớm hoặc quá nhanh. Lấy ví dụ như American Apparel, công ty đã mở gần 300 cửa hàng chỉ sáu năm sau khi ra mắt, sau đó lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, nộp đơn phá sản và đóng cửa các cửa hàng, trở thành nhà bán lẻ chỉ trực tuyến.

gia nhập ngành
American Apparel

Bài học ở đây gì? Trước khi bạn đầu tư quá nhiều thời gian, năng lượng và các nguồn lực khác vào công việc kinh doanh của mình, hãy nhớ rằng lộ trình kinh doanh không phải là chỉ một chiến lược tiếp thị hay công cụ triển khai tốt , những thứ này chỉ là một bánh răng quan trọng trong cỗ máy kinh doanh của bạn. Vì vậy bạn cần phải tập hợp nhiều bánh răng khác nữa để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, giúp định hướng chiến lược phát triển kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp. Lộ trình kinh doanh chính là xương sống của doanh nghiệp. Một lộ trình kinh doanh tốt hướng dẫn bạn qua từng giai đoạn bắt đầu gia nhập ngành và quản lý doanh nghiệp của mình. Nó cũng có thể giúp bạn nhận được tài trợ hoặc thu hút các đối tác kinh doanh mới, vì các nhà đầu tư muốn cảm thấy tự tin khi họ thấy được lợi tức đầu tư của họ vào doanh nghiệp của bạn.

Vậy phải bắt đầu từ đâu? Đúc kết từ những thành công và thất bại của các doanh nghiệp từ đến nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng tôi nhận thấy, mỗi một doanh nghiệp khi gia nhập ngành bất kỳ nào, đều phải trải qua 5 bước cơ bản: Phân tích ngành, Chiến lược doanh nghiệp, Chiến lược sản phẩm, Triển khai và Đánh giá. Từng bước trong lộ trình sẽ đảm nhận các vai trò và thực hiện các công việc khác nhau, tuy nhiên mỗi nhiệm vụ trong mỗi quy trình đều có sự liên kết mật thiết, kết quả của bước này sẽ là tiền đề cho các bước tiếp theo.

Có thể sẽ có các doanh nghiệp trải qua nhiều hơn 5 giai đoạn trên khi gia nhập ngành, nhưng điều cần thiết là phải nhận thức được chúng. Khi bạn bắt đầu kinh doanh, hãy tập trung vào giai đoạn đầu tiên: Phân tích ngành. Sau khi doanh nghiệp của bạn đã nắm rõ được ngành, bạn có thể nghĩ đến việc phát triển và mở rộng ở những bước tiếp theo. Cuối cùng, khi bạn đã thành lập doanh nghiệp của mình, hãy tập trung vào việc trưởng thành và hoàn thiện các hoạt động của bạn. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu một lộ trình kinh doanh hoàn hảo, hãy cùng chúng tôi khám phá giai đoạn 1: Phân tích ngành.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp

  • Định vị thương hiệu
  • Marketing tổng thể
  • Booking KOLs, PR
  • Website – chiến lược SEO
  • Thúc đẩy thương hiệu
  • Quảng cáo theo Platform
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi! Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm phương án tối ưu nhất.

Cùng chuyên mục

Bài viết nổi bật

Tư vấn miễn phí

Vui lòng điền đủ thông tin để chuyên gia của chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!