Chiến lược kinh doanh – Giai đoạn 1: Phân tích ngành là gì? Tại sao chúng lại đóng vai trò quan trọng trong lộ trình kinh doanh

Lượt xem: 13

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, trước khi bước chân vào một ngành cụ thể, điều quan trọng là phải hiểu ngành kinh doanh của bạn agay từ đầu. Phân tích ngành cho phép bạn có được cái nhìn sâu sắc nhất về bối cảnh toàn ngành. Điều này bao gồm những hiểu biết về mức độ cạnh tranh trong ngành, tình hình cung cầu, mức độ dễ dàng tham gia vào ngành của các công ty mới…Phân tích xem xét toàn bộ các yếu tố bên ngoài và bên trong, có thể tác động đến một ngành cụ thể. Trong 5 giai đoạn của lộ trình kinh doanh, đây là được xem là giai đoạn sơ khai, là cơ sở ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến các của giai đoạn tiếp theo trong toàn bộ quy trình.

Phân tích ngành nhằm mục đích gì?

Phân tích ngành là một công cụ đánh giá thị trường được sử dụng bởi các doanh nghiệp và các nhà phân tích để hiểu các động lực cạnh tranh của một ngành. Nó giúp họ hiểu được những gì đang xảy ra trong một ngành, ví dụ: thống kê cung – cầu , mức độ cạnh tranh trong ngành, tình trạng cạnh tranh của ngành với các ngành mới nổi khác, triển vọng tương lai của ngành có tính đến những thay đổi công nghệ và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài ngành.

Phân tích ngành là gì

Phân tích ngành, đối với một doanh nhân hoặc một công ty, là một phương pháp giúp hiểu được vị trí của một công ty so với những người tham gia khác trong ngành. Giúp doanh nghiệp xác định cả những cơ hội và mối đe dọa mà ngành phải đối mặt và cho họ một ý tưởng mạnh mẽ về viễn cảnh hiện tại và tương lai của ngành. Chìa khóa để tồn tại trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi này là hiểu được doanh nghiệp đang đứng ở đâu trong ngành và sự khác biệt giữa bạn và các đối thủ cạnh tranh là gì.

Trước khi đặt những khoản đầu tư lớn vào bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, việc hiểu rõ ngành là cực kỳ quan trọng. Giả sử, bạn đang có ý định kinh doanh dược phẩm, có rất nhiều điều bạn phải nắm rõ, trong đó bao gồm các quy định về thuốc, tình hình nhu cầu về thuốc, các quy định của Bộ Y tế và hơn thế nữa.

Phân tích ngành không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ chủ doanh nghiệp nào mà đây còn là cơ sở giúp các nhà đầu tư và các bên liên quan đưa ra quyết định có nên đầu tư vào ngành hay không. Hiểu biết về ngành cung cấp cho nhà đầu tư bức tranh về những rào cản và cơ hội dành cho công ty và ngành kinh doanh.

Làm thế nào để tiến hành phân tích ngành?

Trên thực tế, có rất nhiều cách để doanh nghiệp tiến hành phân tích ngành. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến phương pháp phân tích ngành dựa vào phân tích PEST của giáo sư Giáo sư Harvard Francis Aguilar và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

Phân tích PEST

Mô hình phân tích ngành PEST
Mô hình phân tích ngành PEST

Phân tích PEST là một đánh giá về các yếu tố của môi trường kinh doanh bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành ở hiện tại và trong tương lai. Các yếu tố này bao gồm:

  • Chính trị: Thuế, thuế quan, chính sách thương mại, ổn định chính trị, quy định về môi trường và luật lao động.
  • Kinh tế: Lãi suất, điều kiện thị trường vốn, lạm phát, tỷ giá hối đoái và tốc độ tăng trưởng GDP.
  • Xã hội: Xu hướng, phong trào xã hội, dân số, xu hướng thời trang và thống kê nhân khẩu học…
  • Công nghệ: Sự phát triển và tiến bộ của thiết bị, các phương pháp liên lạc thay thế và cập nhật hệ thống.

Mục đích của phân tích PEST là giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ngành mà họ đang hoạt động hiện tại, nắm bắt những biến động của ngành để chuẩn bị ứng phó với những thay đổi trong tương lai.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Phân tích 5 áp lực cạnh tranh có thể giúp các công ty đánh giá mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh, các xu hướng sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh trong ngành như thế nào, công ty nên cạnh tranh trong những ngành nào và cách các công ty có thể định vị mình để thành công.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong phân tích ngành của Michael Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mức độ cạnh tranh trong ngành

Mức độ cạnh tranh trong ngành được xác định bởi số lượng đối thủ tham gia trong ngành và khả năng của mỗi đối thủ cạnh tranh. Số lượng đối thủ cạnh tranh càng lớn, nhưng cùng với số lượng sản phẩm và dịch vụ tương đương, thì sức mạnh cạnh tranh của một công ty sẽ càng giảm. Thiếu sự khác biệt hóa trong kinh doanh có xu hướng làm tăng thêm cường độ cạnh tranh. Do vậy, điều quan trọng là phải biết vị trí của một công ty cùng ngành trong lĩnh vực kinh doanh và cách tận dụng lợi thế của mình để tham gia vào ngành sao cho nhận được giá trị cao với chi phí thấp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bắt nguồn từ nhiều hoạt động riêng biệt trong chuỗi giá trị, như nghiên cứu, sản xuất, thành phẩm và phân phối,… Mỗi hoạt động trong số này đều đóng góp vào việc giảm chi phí tương đối của doanh nghiệp hoặc tạo cơ sở cho việc khác biệt hóa, từ đó tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó phân tích chuỗi giá trị sẽ là một cách trực quan để để xem công ty có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình như thế nào.

Đe dọa cạnh tranh mới

Điều này cho thấy sự dễ dàng mà các công ty mới có thể tham gia vào thị trường của một ngành cụ thể. Bất kể doanh nghiệp gia nhập vào giai đoạn nào trong chu kỳ kinh doanh cũng đều phải đối mặt với các mối đe dọa cạnh tranh. Nếu việc gia nhập vào thời kỳ triển khai, công ty nào có ít lợi thế cạnh tranh thì thời gian để thu được lợi nhuận sẽ lâu hơn. Nếu việc gia nhập một ngành diễn ra dễ dàng trong giai đoạn tăng trưởng, các công ty phải gặp rủi ro liên tục với một loạt các đối thủ cạnh tranh mới.

Từ đó có thể thấy được rằng, bằng cách đánh giá môi trường kinh doanh và các giai đoạn của một chu kỳ kinh doanh, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể dự đoán những thay đổi của thị trường và điều chỉnh chiến lược của họ cho phù hợp.

Mối đe dọa sản phẩm thay thế

Ngành này luôn cạnh tranh với ngành khác sản xuất một sản phẩm thay thế tương tự. Do đó, tất cả các công ty trong một ngành đều có các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng từ các ngành khác. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ vì họ không thể tính giá cắt cổ. Sản phẩm thay thế có thể có hai dạng: sản phẩm có cùng chức năng/chất lượng nhưng giá thấp hơn, hoặc sản phẩm cùng giá nhưng chất lượng tốt hơn hoặc cung cấp nhiều tiện ích hơn.

Ví dụ bánh Pizza Domino’s Pizza và Pizza Hut là những sản phẩm thay thế cho nhau. Nếu giá của một thứ tăng, cầu đối với thứ kia sẽ tăng lên. Vì vậy, rất dễ dàng chuyển sang sản phẩm thay thế do bất kỳ thay đổi nào như tăng giá hoặc giảm chất lượng. Đây là một mối đe dọa có thể tồn tại liên tục.

Quyền thương lượng của khách hàng

Quyền thương lượng này đề cập đến quyền lực mà người mua có thể yêu cầu người bán cung cấp cho họ những sản phẩm chất lượng tốt với giá thấp hơn. Khả năng thương lượng cao trong các trường hợp:

  • Nếu số lượng người mua ít hơn số lượng nhà cung cấp trên thị trường
  • Nếu người mua có nhiều sản phẩm tương tự hơn trên thị trường và ít phụ thuộc vào một nhà cung cấp cụ thể hơn và nếu chi phí chuyển đổi thấp.

Điều này sẽ giúp bạn hiểu được lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong dài hạn.

Quyền thương lượng của nhà cung cấp

Khả năng thương lượng của nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho tổ chức được đánh giá bởi việc các nhà cung cấp có khả năng “ép” giá dễ đến đâu. Hãy tưởng tượng, một công ty thời trang có một dòng trang phục và thiết kế riêng làm cho nó trở nên đặc biệt. Nhưng lại cần một loại vải cụ thể chỉ có ở một số ít nhà cung cấp. Trong những trường hợp như vậy, các nhà cung cấp có thể tăng giá, điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí cuối cùng của trang phục và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng có thể được xem là một yếu tố đặc thù của ngành, tạo ra các rào cản cho những doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành hàng may mặc.

Phân tích ngành có thể hiểu là một hình thức nghiên cứu thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu được các điều kiện thị trường và bối cảnh toàn ngành kinh doanh. Nó chỉ ra khả năng cạnh tranh của ngành và rủi ro liên quan đến việc gia nhập và rời khỏi ngành. Từ đó, xác định được doanh nghiệp của bạn là ai? Nó đang nằm ở vị trí nào trên thị trường và bạn sẽ định hướng phát triển doanh nghiệp của mình như thế nào? Tuy vậy, cũng cần hiểu rằng với phân tích ngành không chính xác có thể dẫn các doanh nhân đến các quyết định sai lầm. Do đó, điều quan trọng là phải thu thập dữ liệu một cách cẩn thận. Với một nghiên cứu rất chi tiết về ngành, các doanh nhân có thể có được kiến thức vững chắc về hoạt động của ngành để áp dụng vào giai đoạn 2 của lộ trình kinh doanh – giai đoạn đưa ra các chiến lược doanh nghiệp đúng đắn .

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp

  • Định vị thương hiệu
  • Marketing tổng thể
  • Booking KOLs, PR
  • Website – chiến lược SEO
  • Thúc đẩy thương hiệu
  • Quảng cáo theo Platform
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi! Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm phương án tối ưu nhất.

Cùng chuyên mục

Bài viết nổi bật

Tư vấn miễn phí

Vui lòng điền đủ thông tin để chuyên gia của chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách!